Tập thể cán bộ giảng viên Khoa GD Thể chất & GD Quốc phòng
Ngày 25 tháng 9 năm 1995, Trường Cao đẳng Sư phạm Phú Yên được thành lập, cũng vào thời gian này Khoa Thể dục – Nhạc – Họa đã ra đời với cơ cấu 3 tổ chuyên môn: tổ Thể dục, tổ Nhạc và tổ Họa.
Năm 1998, Trường Cao đẳng Sư phạm Phú Yên liên kết với các Trường Cao đẳng sư phạm TDTT Trung ương 2 TP. Hồ Chí Minh (nay là Trường Đại học Sư phạm TDTT TP. Hồ Chí Minh), Trường Cao đẳng Nhạc - Họa Huế (nay là Học viện Âm nhạc Huế và Trường Đại học Nghệ thuật Huế) mở các ngành Giáo dục Thể chất, Giáo dục Âm nhạc, Giáo dục Mỹ thuật trình độ cao đẳng hệ chính quy. Tháng 7 năm 1998, Nhà trường đã tuyển sinh 3 chuyên ngành: Giáo dục Thể chất – Sinh, Giáo dục Âm nhạc – Công tác Đội, Giáo dục Mỹ thuật – Công tác Đội trình độ cao đẳng hệ chính quy. Tiếp theo những năm sau đó, Khoa đã tiếp nhận mỗi ngành nói trên từ 1 – 2 lớp.
Đến năm 2001, Trường Cao đẳng Sư phạm Phú Yên đã chính thức đào tạo các ngành trên. Đây là bước ngoặc chứng minh sự phát triển của Khoa nói riêng và của Nhà trường nói chung.
Vào tháng 1 năm 2007, với sự nâng cấp của Trường Cao đẳng Sư phạm Phú Yên thành Trường Đại học Phú Yên, Khoa Thể dục – Nhạc – Họa sáp nhập vào Khoa Sư phạm thành Bộ môn Giáo dục Thể chất - Quốc phòng.
Đến tháng 6 năm 2009, Khoa chính thức thành lập và lấy tên Khoa Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng. Khoa được Nhà trường giao nhiệm vụ giảng dạy Giáo dục Thể chất cho các bậc học đại học, cao đẳng và trung cấp; Giáo dục Quốc phòng cho trình độ trung cấp. Năm 2010, Nhà trường đã tuyển sinh ngành Giáo dục Thể chất trình độ cao đẳng, Khoa đã có lớp đào tạo với chuyên ngành Giáo dục Thể chất – Sinh học, Giáo dục Thể chất – Đoàn Đội. Khoa vừa giảng dạy bộ môn Giáo dục Thể chất sinh viên toàn trường, đồng thời vừa đào tạo giáo viên trung học cơ sở ngành Giáo dục Thể chất.
Ngoài ra, trong thời gian qua Nhà trường đã liên kết với Trường Đại học sư phạm TDTT Thành phố Hồ Chí Minh và Trường Đại học Đồng Tháp đào tạo được 4 lớp đại học sư phạm Giáo dục Thể chất hệ VLVH. Hiện Khoa đang xây dựng mã ngành đào tạo giáo viên THPT ngành Giáo dục Thể chất để tiến đến năm học 2023 – 2024 chính thức đào tạo ngành Giáo dục Thể chất, trình độ đại học.
1. Tổ chức nhân sự
Khoa hiện có 08 giảng viên, với trình độ chuyên môn: 1 Tiến sĩ, 4 Thạc sĩ (trong đó 1 GV đang nghiên cứu sinh) và 3 Cử nhân (thâm niên công tác trên 20 năm) chuyên ngành Giáo dục Thể chất.
2. Thành tích đạt được trong 10 năm qua
* Hoạt động đào tạo
- Năm học 2010-2011, đào tạo lớp chuyên ngành Giáo dục Thể chất – Sinh học, trình độ cao đẳng với số lượng 21 sinh viên, tốt nghiệp được 19 sinh viên, đạt 90,5%. Trong năm này, khoa và nhà trường liên kết với Trường Đại học sư phạm TDTT TP. Hồ Chí Minh đào tạo lớp chuyên ngành Giáo dục Thể chất, trình độ đại học với 31 học viên và đã tốt nghiệp 100%.
- Năm học 2011- 2012, đào tạo lớp chuyên ngành Giáo dục Thể chất – Công tác Đội, trình độ cao đẳng với số lượng 19 sinh viên, tốt nghiệp được 19 sinh viên, đạt 100%.
- Năm học 2012-2013, đào tạo lớp chuyên ngành Giáo dục Thể chất – Sinh học, trình độ cao đẳng với số lượng 18 sinh viên, hiện tốt nghiệp được 10 sinh viên, đạt 55,6%, thời gian các sinh viên chưa tốt nghiệp phải trả nợ môn đến hết năm học 2017 - 2018.
* Hoạt động nghiên cứu khoa học
Nghiên cứu khoa học tại Khoa GDTC&GDQP chưa khởi sắc, chưa có đề tài cấp Tỉnh và Bộ, chỉ mới dừng lại ở cấp Trường và Khoa.
Công tác nghiên cứu khoa học của giảng viên tại Khoa GDTC&GDQP
trường Đại học Phú Yên từ năm 2007 đến năm 2017
Giai đoạn
|
Đề tài
cấp bộ/TP
|
Đề tài
cấp trường
|
Đề tài
cấp Khoa
|
Sáng kiếm kinh nghiệm
|
Bài báo
trong nước
|
Bài báo
đăng kỷ yếu
|
2007– 2011
|
0
|
2
|
0
|
1
|
4
|
0
|
2012 – 2017
|
0
|
4
|
3
|
2
|
14
|
2
|
Từ số liệu cho thấy rằng:
Năm 2007 – 2011 có 2 đề tài đã nghiệm thu và có 4 bài báo đăng trên tạp chí trong nước và 1 sáng kiến kinh nghiệm.
Từ năm 2012 - 2017 cán bộ trẻ của Khoa GDTC&GDQP có sự tích cực trong NCKH, vì thế các đề tài cấp trường và các bài báo khoa học trong những năm gần đây tăng lên hơn so với các năm trước.
* Khen thưởng
Trong những năm qua Khoa GDTC & GDQP đã không ngừng nổ lực phấn đấu thực hiện tốt công tác chuyên môn và tích cực tham gia các phong trào trong và ngoài trường, đạt những thành tích đáng kể và được nhà trường phong tặng các danh hiệu lao động tiên tiến được Hiệu trưởng khen từ năm 2007 đến 2016.
*Cơ sở vật chất
Trong những năm qua, nhà trường luôn quan tâm và trang bị thiết bị – dụng cụ học tập GDTC, TDTT cho giảng viên và sinh viên nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế giảng dạy. Sau đây là bảng thống kê thực trạng trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ cho việc giảng dạy GDTC tại Trường Đại học Phú Yên đang được sử dụng trong mỗi năm học:
Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy GDTC trường ĐH Phú Yên
TT
|
Sân bãi dụng cụ
|
Diện tích
(m2)
|
Số
lượng
|
Giảng dạy
|
Ngoại khoá
|
Chất lượng sân
|
Đạt
|
Chưa đạt
|
1
|
Nhà tập đa năng
|
11914.9
|
01
|
01
|
01
|
01
|
00
|
2
|
Nhà tập CL,BB, Võ…
|
01
|
01
|
01
|
01
|
00
|
3
|
Sân bóng đá + điền kinh
|
03
|
01
|
02
|
02
|
01
|
4
|
Sân bóng chuyền
|
02
|
02
|
00
|
02
|
00
|
5
|
Sân bóng rổ
|
01
|
00
|
00
|
00
|
00
|
6
|
Sân cầu long
|
03
|
03
|
03
|
03
|
00
|
7
|
Bàn bóng bàn
|
20
|
06
|
14
|
10
|
10
|
8
|
Sân và dụng cụ tập TDTT ngoài trời
|
01
|
00
|
01
|
01
|
00
|
Cộng
|
11914.9
|
32
|
14
|
22
|
20
|
11
|
(Trích từ nguồn: Ba công khai năm học 2015-2016 - Công khai cơ sở vật chất )
Qua bảng trên cho thấy rằng diện tích phục vụ cho công tác GDTC và hoạt động TDTT rộng lớn, với tổng diện tích sân tập TDTT khoảng: 10.561m2, bình quân 2,95m2/1SV so với chuẩn qui định là 3,5m2/1 SV đến 4m2/1 SV thì còn thiếu. Trong số đó gồm có:
– 01 nhà tập đa năng diện tích 2.965m2 sử dụng thi đấu, giảng dạy và tập luyện các môn (bóng đá mini, bóng chuyền, cầu lông, bóng bàn, võ, đá cầu...).
– 01 nhà tập diện tích 1.210m2 sử dụng giảng dạy và tập luyện các môn (cầu lông, bóng bàn, võ, đá cầu...) và các công trình khác.
3. Định hướng phát triển khoa GDTC&GDQP trong những năm tới
*Phát triển đội ngũ giảng viên
Quy hoạch đội ngũ phù hợp với yêu cầu phát triển đến năm 2020 và 2030 về chất lượng và quy mô. Tăng cường đội ngũ cho khoa bảo đảm chất lượng và quy mô tuyển sinh cho ngành đào tạo GDTC.
Tham mưu xây dựng chính sách thu hút và sử dụng cán bộ có trình độ cao.
* Nghiên cứu khoa học
Tiếp tục đổi mới, không ngừng nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học theo hướng đổi mới mạnh mẽ về tư duy, tăng cường tổng kết thực tiễn; nghiên cứu khoa học phải xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn, tăng cường dân chủ, sáng tạo, phát huy các sáng kiến, những kinh nghiệm, khuyến khích các đề tài đi vào nghiên cứu vấn đề mới, xây dựng và ban hành quy chế dân chủ trong công tác nghiên cứu khoa học, nâng cao phẩm chất và năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ giảng viên và sinh viên.
*Phát triển chương trình đào tạo
Từng bước cải tiến chương trình đào tạo theo hướng gắn với thực tiễn, phục vụ thực tiễn, nâng cao năng lực triển khai, thực hành cho người học.
Nâng cao chất lượng trong đào tạo chuyên ngành cao đẳng Giáo dục Thể chất. Tăng cường chất lượng và hiệu quả hoạt động của bộ môn Giáo dục thể chất. Xây dựng đề án mở mã ngành đại học Giáo dục Thể chất, thành lập các câu lạc bộ thể thaor
Giảng viên trẻ Khoa GDTC-GDQP tham dự Hội thảo
Nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng viên trẻ Trường Đại học Phú Yên